Trường hợp 2 hoặc nhiều người cùng góp vốn mua chung 1 căn hộ thì việc đứng tên sở hữu chung/riêng xử lý thế nào?
Đây là vấn đề Rever nhận được từ anh Khải Minh (ngụ TP.HCM):
Tôi đang muốn mua một căn hộ chung cư để đầu tư nhưng bị thiếu vốn nên rủ bạn mua chung. Tôi bỏ nhiều vốn hơn nên muốn đứng tên căn nhà rồi viết giấy cam kết cho bạn nhưng bạn tôi lại muốn đứng tên chung. Cho tôi hỏi trường hợp này có đứng tên chung được không? Nếu được thì chúng tôi cần làm những thủ tục thế nào?
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư TP.HCM) giải đáp:
- Luật đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
- Bộ luật Dân sự 2015
Trường hợp bạn hỏi, bạn và người bạn cùng mua hoàn toàn đứng tên chung được vì pháp luật vẫn cho phép. Căn cứ: theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013.
“Điều 98: Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Như vậy, hai bạn hoàn toàn có thể đứng tên chung trong hợp đồng mua bán, để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận về sau.
Trường hợp:
- Nếu ký hợp đồng trực tiếp từ chủ đầu tư, thì nộp giấy tờ tùy thân (CMND, Hộ khẩu) để chủ đầu tư ghi vào hợp đồng.
- Nếu sang tên từ người khác, thì khi ra phòng công chứng ký hợp đồng, các bạn cung cấp giấy tờ tùy thân và thỏa thuận phân chia phần tỷ lệ sở hữu
Từ các căn cứ này, sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận cho đồng sở hữu căn hộ.
Theo Rever.vn
Bình luận